Bệnh suyễn và ô nhiễm không khí ngoài trời
Hen suyễn là bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố môi trường bên ngoài, nơi sinh sống hàng ngày. Ở nơi có môi trường sống lành mạnh sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giúp cho việc điều trị tốt hơn..
Ô nhiễm không khí có thể làm triệu chứng suyễn nặng hơn và lên cơn suyễn
Theo CDC các triệu chứng suyễn sẽ nặng hơn khi không khí ô nhiễm, dễ làm người mắc bệnh khó thở hơn. Gây ra các triệu chứng khác như ho, thở khò khè, khó chịu ở ngực và cảm giác nóng rát ở phổi. Việc gia tăng mức độ ô nhiễm và hiện tượng sương mù quang hóa đã gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm không khí là sự xuất hiện của các loại bụi, bụi mịn, bụi siêu mịn hoặc các khí như CO, SO2, NO2. Các loại hạt bụi mà mắt thường có thể nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi có kích thước lớn. Bên cạnh đó còn có các hạt bụi mịn mắt thường khó có thể nhìn thấy hay cảm nhận được là tác nhân lớn gây ra các vấn đề bệnh đường hô hấp nghiêm trọng như :
- Viêm đường hô hấp trên
- Viêm đường hô hấp dưới
- Tấn công sâu vào mạch máu và quả tim
Khi tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với ô nhiễm không khí thì trẻ em và cả người lớn có thể dẫn đến giảm chức năng phổi, nhiễm trùng đường hô hấp và hen suyễn nặng hơn.
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn
- Ở người lớn có sức khỏe bình thường cũng có thể gặp các triệu chứng như kích ứng mắt, da, mũi và cổ họng; ho, khạc đờm, tức ngực, khó thở khi hít thở trong bầu không khí bị ô nhiễm. Và những triệu chứng này sẽ biến mất khi chất lượng không khí được cải thiện.
- Ở người có sẵn bệnh phổi như hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh như khó thở nhiều hơn kèm theo tức nặng ngực, ho nhiều hơn, thở khò khè.
Bảo vệ sức khỏe của chính mình
Lên kế hoạch các hoạt động thể thao
Tập thể dục thường xuyên là điều quan trọng để được khỏe mạnh, đặc biệt là những người bị bệnh suyễn. Hầu hết các hoạt động nên tập vào buổi sáng và người mắc bệnh nên tránh những nơi có nhiều xe đi lại hoặc ô nhiễm khi tập. Lưu ý không nên tập vào những ngày sương mù và bị ô nhiễm nhiều và tránh vận động mạnh khi ở nơi bị ô nhiễm dễ gây hậu quả xấu cho người bệnh.
Tập thói quen đeo khẩu trang
Để bảo vệ sức khỏe của chính mình, nên tập thói quen đeo khẩu trang khi đi ra đường. Ngoài các loại khẩu trang chuyên dụng thì khẩu trang bằng vải cotton cũng sẽ giúp ngăn chặn bụi đi vào cơ thể. Bên cạnh đó, trong gia đình cần tránh các loại khói như bếp than, củi, thuốc lá, thuốc lào trong phòng kín làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Đối với người mắc bệnh suyễn
Luôn mang theo thuốc có tác dụng nhanh ở bên người khi hoạt động ngoài trời để không gây ra những hậu quả đáng tiếc khi lên cơn suyễn.
Cải thiện chất lượng không khí
Kiểm soát ô nhiễm không khí là sự chủ động của mỗi cá nhân hay nguồn tác nhân gây ô nhiễm môi trường bằng các biện pháp như:
- Thay thế các thiết bị cũ bằng các loại thiết bị mới
- Quản lý và xử lý chặt chẽ các chất thải hay khí thải ra ngoài môi trường
- Sử dụng các loại lọc bụi, buồng lắng bụi để giảm ô nhiễm không khí trong nhà
- Hạn chế sử dụng tối đa các nguồn nhiên liệu như than đá, củi, dầu trong sản xuất hay tiêu dùng hàng ngày
- Hạn chế đốt rơm rạ
- Trồng nhiều cây xanh
Trường hợp xuất hiện những triệu chứng dai dẳng như ho, khó thở, đau mắt, ngứa họng nên đến gặp bác sĩ để khám và kiểm tra sớm.
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!