Cách xử lý khi bị cháy nắng
Da bị bỏng nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời mà không có sự bảo vệ thích hợp từ kem chống nắng và quần áo. Để giúp chữa lành và làm dịu cảm giác châm chích da, điều quan trọng là phải bắt đầu điều trị cháy nắng ngay khi nhận thấy.
- Hiểm họa từ cháy nắng
- Các bước cứu nguy làn da bị cháy nắng
- Cẩn thận với cháy nắng khi du lịch mùa hè
- Những cách chữa cháy nắng tại nhà
Điều đầu tiên cần làm là nên ở trong nhà tránh nắng nhằm không làm nặng thêm tình trạng bỏng rát da. Khi ở trong nhà, một số lời khuyên của các bác sĩ da liễu dưới đây có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu:
Sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp làm dịu làn da bị cháy nắng
Ngay sau khi ra khỏi bồn tắm hoặc vòi hoa sen, hãy nhẹ nhàng lau khô người nhưng để lại một chút nước trên da. Sau đó, thoa kem dưỡng ẩm để giữ nước trong da, để giúp làm dịu tình trạng khô da.
Cân nhắc dùng aspirin hoặc ibuprofen
để giúp giảm sưng, tấy đỏ và khó chịu.
Uống thêm nước
Cháy nắng hút chất lỏng lên bề mặt da và làm mất phần nước này của cơ thể. Uống thêm nước khi bạn bị cháy nắng giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.
Nếu da bị phồng rộp, nghĩa là bị cháy nắng cấp độ hai. Không nên làm vỡ mụn nước, vì mụn nước hình thành để giúp da lành và bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng.
Cẩn thận hơn để bảo vệ làn da đang bị cháy nắng
Mặc quần áo che kín da khi ra ngoài trời. Các loại vải dệt khít sẽ hoạt động tốt nhất, bạn có thể kiểm tra bằng cách đặt vải ở nơi có ánh sáng chói, nếu không thấy bất kỳ ánh sáng nào chiếu qua thì loại vải đó có khả năng che kín tốt.
Cháy nắng là kết quả của việc da tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) trong ánh nắng mặt trời, có thể gây ra những tổn thương lâu dài cho da. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc ung thư da, do đó việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là rất quan trọng.
Theo Aad.org
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!