Đã quan hệ tình dục, tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả?
Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng. Liệu tiêm ngừa ung thư cổ tử cung khi đã quan hệ có hiệu quả không khi đây là 1 trong 10 loại ung thư có tỷ lệ tử vong hàng đầu tại Việt Nam?
- Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?
- 5 điều cần biết khi chích ngừa HPV phòng ung thư cổ tử cung
- Biểu hiện ung thư cổ tử cung - Biết càng sớm càng tốt
Vì sao cần tiêm ngừa ung thư cổ tử cung?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung, ngoài ra cũng ngăn ngừa mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn ở phụ nữ và nam giới.
Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do các chủng vi rút papilloma ở người (HPV) gây nên. Chúng được lây truyền qua đường tình dục, có thể là âm đạo, hậu môn hay đường miệng.
Vắc xin HPV, còn được gọi là vắc xin ung thư cổ tử cung, giúp bảo vệ chống lại 2 chủng vi rút có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao nhất. Chủng 16 và 18, là nguyên nhân chính của 70% các ca ung thư cổ tử cung.
Hiện nay, có 2 loại vắc xin ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến ở các quốc gia:
- Vắc xin Gardasil: bảo vệ chống lại 4 chủng vi rút, bao gồm chủng có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao, 16 và 18. Bên cạnh đó, vắc xin này cũng bảo vệ chống lại chủng 6 và 11, gây ra 90% các ca mụn cóc sinh dục, nhưng không gây ung thư cổ tử cung.
- Vắc xin Cervarix: bảo vệ chống lại hai chủng 16 và 18.
Thời điểm tốt nhất để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là khi nào?
Thời điểm tốt nhất để tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là trước khi quan hệ tình dục. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, nên tiêm ngừa cho các bé gái trong độ tuổi 11 - 12 tuổi. Nếu trong độ tuổi này chưa được tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, hãy tiêm ngừa trong độ tuổi 13 - 26 tuổi. Tuy nhiên, hiệu quả phòng ngừa có giảm khi tiêm ngừa sau 21 tuổi đối với phụ nữ.
Đã quan hệ tình dục có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả?
Cần nhắc lại tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất trước khi quan hệ tình dục, do đó độ tuổi được khuyến cáo tiêm ngừa trong khoảng 11 - 12 tuổi, khi các bé gái chưa quan hệ tình dục
Tuy nhiên, nếu đã quan hệ tình dục trước khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, bạn vẫn có thể tiêm ngừa được. Bởi vì dù đã quan hệ tình dục nhưng không chắc bạn đã nhiễm vi rút gây ung thư cổ tử cung. Bạn có thể thực hiện các xét nghiệm để biết chắc chắn đã nhiễm HPV hay chưa và quyết định việc tiêm ngừa. Vì vậy tiêm ngừa ung thư cổ tử cung vẫn có hiệu quả dự phòng nhưng hiệu quả sẽ giảm so với những người tiêm ngừa trước khi quan hệ tình dục.
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!