Kết hôn giúp giảm 42% nguy cơ mất trí nhớ khi về già
Theo nghiên cứu của Đại học Loughborough ở Anh, kết hôn là một trong những phương pháp hữu hiệu làm giảm nguy cơ mất trí nhớ khi lớn tuổi.
- Thường gặp ác mộng có thể đang bị trầm cảm?
- Bận đến mấy cũng cần 10 cách “phục hồi não” dễ dàng
- 5 cách lấy lại tinh thần sau cú sốc tình cảm
Nghiên cứu được tiến hành với một nhóm người trên 60 tuổi có trí não vẫn minh mẫn. Song song đó, các nhà nghiên cứu dành ra 6 năm theo dõi và nhận ra những người không lập gia đình, sống một mình có tỷ lệ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn những người có vợ/chồng.
Tuy nhiên, điều này không khẳng định kết hôn sẽ bảo vệ bạn 100% khỏi chứng mất trí nhớ. Bởi chứng suy giảm trí nhớ là từ nhiều yếu tố như sức khỏe, môi trường sống, cách sinh hoạt… Chất lượng hôn nhân và các mối quan hệ trong gia đình chỉ có ảnh hưởng lớn chứ không quyết định hoàn toàn bệnh có xảy ra hay không.

Hôn nhân hạnh phúc giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ khi về già
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên toàn thế giới có gần 47 triệu người đang bị suy giảm chức năng não bao gồm trí nhớ, rối loạn tư duy và hành vi. Trong đó bệnh Alzheimer là dạng mất trí nhớ phổ biến nhất.
Hôn nhân không hạnh phúc có thể… gây hại cho tinh thần và thể chất. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người không kết hôn có nguy cơ suy giảm trí nhớ nhiều hơn người có gia đình đến 42%. Khi kết hôn, vợ chồng chia sẻ được với nhau các thói quen, hành vi, hoạt động, chế độ ăn uống lành mạnh hơn và hạn chế được việc sử dụng các chất gây nghiện từ đó, giúp gia tăng sức khỏe thần tinh, giảm các bệnh trí não khi lớn tuổi. Đồng thời, hôn nhân cũng làm tăng khả năng sống sót khi bị đau tim và giảm rủi ro tăng huyết áp, mỡ máu và tiểu đường loại 2.
Trong một nghiên cứu khác, những phụ nữ có chồng qua đời có nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ cao hơn 20% so với những người còn chung sống với bạn đời. Đó là do căng thẳng, cô đơn kéo dài từ việc qua đời của người thân. Ngay cả những người ly dị, chịu nhiều áp lực tâm lý cũng dễ mắc bệnh này khi lớn tuổi.
Các dấu hiệu của bệnh Alzheimer
- Các ký ức bị đứt quãng, không nhớ được liên tục
- Gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch và giải quyết vấn đề
- Nhầm lẫn về thời gian và địa điểm
- Khó khăn khi ghi nhớ hình ảnh và các mối quan hệ
- Gặp vấn đề trong nói và viết
- Không thực hiện đầy đủ các bước trong công việc
- Đi vệ sinh không tự chủ
- Thay đổi tâm trạng và tính tình
Phương pháp làm giảm chứng mất trí nhớ
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng các chất
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- Không hút thuốc lá
- Hạn chế bia rượu
Tổng hợp từ Alzheimer’s Association – NHS – Reuters
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!