Kỹ năng sống còn
09-05-2018 16:00

Làm gì để bảo toàn tính mạng khi bị hạ thân nhiệt?

Hạ thân nhiệt khá nguy hiểm, tình trạng này xảy ra do cơ thể tiếp xúc quá lâu với nhiệt độ thấp.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể trung bình ở mức 37 độ C. Khi bị hạ thân nhiệt, mức nhiệt này sẽ giảm xuống còn 35 độ C, nhiều trường hợp sẽ bị tụt xuống còn khoảng 27.7 độ C hoặc thấp hơn.

Nguyên nhân gây hạ thân nhiệt

Có nhiều nguyên nhân gây hạ thân nhiệt, trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất là tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp trong thời gian dài.    

Sự mất cân bằng lớn giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường trong thời gian dài sẽ gây ra hạ thân nhiệt. Tình trạng này dễ xảy ra khi bạn không mặc đủ áo ấm, găng tay, khăn quàng hoặc không dùng các thiết bị chuyên dụng giữ ấm khi trời quá lạnh.

Nhiệt độ cơ thể dưới 37 độ C là dấu hiệu hạ thân nhiệt
Nhiệt độ cơ thể dưới 37 độ C là dấu hiệu hạ thân nhiệt

Ngoài ra, nguyên nhân hạ thân nhiệt này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tuổi tác, cân nặng, lượng mỡ cơ thể và thời gian tiếp xúc nhiệt độ lạnh hay do một số loại thuốc điều trị tiểu đường, tuyến giáp; cơ thể gặp vết thương nặng; sử dụng ma túy, bia rượu… gây ra.

Dấu hiệu cơ thể bị hạ thân nhiệt

  • Rùng mình
  • Thở chậm, hơi thở không sâu
  • Rối loạn ý thức
  • Hôn mê, kiệt sức
  • Nói lầm bầm
  • Mất phối hợp tay chân (dễ té ngã, khó cầm nắm)
  • Mạch đập yếu

Trong trường hợp nặng, nạn nhân có thể bất tỉnh đến mức không có hơi thở hoặc không nhận biết được mạch đập.

  • Với trẻ nhỏ, dấu hiệu có thể kèm theo là:
  • Da lạnh, chuyển tím tái
  • Trẻ bị mất sức

Cách xử lý hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt là tình trạng đe dọa tính mạng nghiêm trọng cần được xử lý y tế gấp. Nếu đội ngũ y tế chưa tới, cần làm ngay những bước sau:

  • Cởi bỏ đồ ướt trên người nạn nhân: quần áo, găng tay, nón, vớ…
  • Đưa nạn nhân vào nơi khô ráo tránh gió, hơi lạnh càng nhanh càng tốt.
  • Mặc áo ấm, trùm mền, đệm sưởi... cho nạn nhân để tăng thân nhiệt, đặc biệt ở các vị trí thân, nách, cổ, háng. Tuy nhiên cần cẩn thận với các thiết bị sưởi ấm vì có thể gây bỏng.
  • Đo thân nhiệt nạn nhân lúc đó nếu có nhiệt kế.
  • Uống nước/sữa ấm; tránh cà phê và đồ uống có cồn. Tuy nhiên, không cố ép nạn nhân uống khi người đó đã bất tỉnh.
Làm ấm nạn nhân đặc biệt ở các vị trí thân, nách, cổ, háng
Làm ấm nạn nhân đặc biệt ở các vị trí thân, nách, cổ, háng

Khi nạn nhân bất tỉnh hoặc không có dấu hiệu hơi thở/mạch đập cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Nên thực hiện hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo + ấn ngực) trong trường hợp này. Tuy nhiên, trước đó cần kiểm tra nhịp tim nạn nhân trong vòng 1 phút bởi tim có thể đập rất chậm và không nên thực hiện hồi sức tim phổi nếu không có bất kỳ nhịp tim nào.

Theo WebMD

ĐỪNG BỎ LỠ


Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!

Move top