Mẹ bầu hảo ngọt, con có nguy cơ bị hen suyễn?
Nạp một lựơng lớn đường trong thời kỳ mang thai sẽ làm hại đến trẻ. Một nghiên cứu xác nhận: Ăn nhiều đường trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa (hay viêm da dị ứng) Atopy và hen suyễn dị ứng ở trẻ sau sinh.
- Bệnh hen suyễn, nên ăn gì?
- Bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang trẻ hóa
- Tập thể dục khi mang thai giảm thiểu nhiều biến chứng
Gần 9.000 bà mẹ tham gia nghiên cứu
Để tìm ra rằng người mẹ nạp vô lượng đường bao nhiêu trong thai kỳ có thể dẫn đến bệnh viêm da cơ địa Atopy ở trẻ, các bác sĩ người Anh đã phân tích dữ liệu trên 8956 cặp mẹ con.
Các bà mẹ đã ghi lại chế độ ăn uống của họ trong suốt thời kỳ mang thai bằng các bảng câu hỏi mở rộng. Trong đó, nguồn thức ăn không có đường, cũng như đường được thêm vào thực phẩm và nước giải khát bởi nhà sản xuất, đầu bếp hoặc người tiêu dùng, cộng với đường tự nhiên có trong mật ong và nước trái cây. Sau đó, tính trung bình, tối thiểu là 2 gram và tối đa 345 gram được tiêu thụ hàng ngày.
Tình trạng sức khỏe của những đứa trẻ sẽ được đánh giá lúc 7 tuổi. Trong thời điểm này, có 12,3% trẻ được chẩn đoán bị hen suyễn (Asthma); 10,7% thở khò khè (Wheezing); 8,8% bị viêm mũi dị ứng (Rhinitis); 16,2% có bệnh chàm (Eczemas) và 21,5% phản ứng dương tính với bệnh dị ứng cơ địa. Tổng cộng có 38,2% trẻ em mắc ít nhất 1 trong 5 chứng bệnh trên.
Từ những chẩn đoán này, khi kiểm chứng lại những yếu tố nguy cơ, chỉ có bệnh viêm da cơ địa là có liên hệ rõ ràng nhất với lượng tiêu thụ đường. Con của các bà mẹ tiêu thụ từ 82,4 gram đường trở lên có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa cao hơn 38% so với những trẻ em mà mẹ bé ăn từ 34,0 gram đường trở xuống mỗi ngày trong thai kỳ.
Trong phân tích dữ liệu còn cho thấy mối liên quan giữa việc hảo ngọt của mẹ bầu và sự xuất hiện của hen suyễn dị ứng ở con. Nhóm tiêu thụ đường cao (≥ 82,4 g) có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn dị ứng cao gấp đôi nhóm tiêu thụ đường thấp (≤ 34,0 g).
Mối tương quan rõ ràng
Mối liên hệ giữa viêm da cơ địa và hen suyễn dị ứng không phụ thuộc vào lượng đường tiêu thụ ở những trẻ 3 tuổi. Chế độ ăn uống của người mẹ sau sinh như thế nào không ảnh huởng đến nguy cơ bị viêm da cơ địa của trẻ em.
Các tác gia từ Đại học Queen Mary ở London suy đoán đường trái cây (fructose), có 50% trong thức ăn hàng ngày, có thể là yếu tố chịu trách nhiệm trong mối tương quan này. Đường và đặc biệt là đường trái cây làm tăng nồng độ CRP; đường trái cây dẫn đến hình thành acid uric, từ đó có thể làm tăng mạnh phản ứng miễn dịch Th2 (Th2 immune response) và viêm nhiễm dị ứng.
Ngoài ra, có thể hiểu được khi tiêu thụ lượng lớn đường trái cây làm thay đổi các vi khuẩn có lợi trong ruột (microbiom), và từ đó làm ảnh huởng đến phản ứng miễn dịch.
Nếu dữ liệu có thể được sử dụng cho y tế cộng đồng, tác giả Bédard và đồng sự của mình sẽ phấn đấu cho một nghiên cứu can thiệp để kiểm tra triển vọng phòng ngừa sơ cấp của bệnh hen suyễn dị ứng.
Nhã Quyên dịch Theo ÄrzteZeitung
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!