Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn
Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn từ đâu, xoắn tinh hoàn là gì ?
Giải phẫu cơ quan tinh hoàn
Tinh hoàn là một bộ phận hình trứng nằm trong bìu. Có hai tinh hoàn, bên trái thường thấp hơn bên phải khoảng 1cm. Màng tinh hoàn và bao trắng bên trong bao phủ toàn bộ tinh hoàn.
Gần 2/3 phía trước của bộ phận là tự do, không có cấu trúc bám vào cơ bìu. Có 1 khoảng ảo giữa màng tinh hoàn và bào trắng tinh hoàn. Từ đó tinh hoàn có thể di động trong vùng bìu.
Mào tinh hoàn có hình chữ C, khoảng 4cm, nằm dọc bờ sau tinh hoàn
Thừng tinh bao gồm:
- Ống dẫn tinh và bó mạch thần kinh
- Động mạch tinh hoàn
- Đám rối tĩnh mạch hình dây leo
- Thần kinh sinh dục
Sự di chuyển của tinh hoàn: để có thể phát triển và tối ưu cho quá trình sản sinh tinh trùng, tinh hoàn phải di chuyển từ trong ổ bụng tới vùng bìu. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của tinh hoàn, dây chằng bìu tinh hoàn và áp lực của ổ bụng là yếu tố quan trọng, các hormon nội tiết trong trục dưới đồi- tuyển yên- tinh hoàn cũng có vai trò quan trọng trong quá trình.
Vào thời điểm tuần thứ 23 của thai kỳ, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ ổ bụng xuống lỗ bẹn sâu và dừng lại. Tuần 28 tinh hoàn tiêp tục di chuyển xuống bìu và hoàn tất quá trinh này từ tuần 30 đến 32.
Bệnh xoắn tinh hoàn
Trẻ sơ sinh mắc bệnh thường do tinh hoàn chưa phát triển nên tinh hoàn thường chưa xuống hẳn bìu và di động nhiều. Do sự di động này mà tinh hoàn có thể bị xoắn (thường là xoắn ngoài màng tinh hoàn) và thường phát hiện muộn sau 7 đến 10 ngày.
Ở người nam giới lại có màng tinh hoàn bám cao hơn so với bình thường là sự bất thường với cơ và cấu trúc bên ngoài thừng tinh. Trục của tinh hoàn nằm ngang, khi đó tinh hoàn có thể xoay tự do quanh thừng tinh ở phía trong màng tinh hoàn. Theo thông tin bệnh viện Việt Đức thì trường hợp này thường chiếm khoảng 12% nam giới. Tình trạng xoắn tinh hoàn thường xảy ra khi tinh hoàn xoay 90 đến 180 độ, ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến và đi từ tinh hoàn. Xoắn hoàn toàn thường xoay 360 độ hoặc có thể đến 720 độ . Xoắn không hoàn toàn hoặc một phần xảy ra vưới mức độ ít xoay.
Hậu quả dẫn đến thiếu máu và nhồi máu tinh hoàn do bị tắc nghẽn mạch máu động mạch và tĩnh mạch.
Hai yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng của xoắn tinh hoàn là mức độ xoắn và thời gian xoắn là khả năng cứu được. Thời gian để cứu được thường là sau 6 tiếng, sau 24 tiếng thường gần như các tinh hoàn đều bị hoại tử.
Nguyên nhân
Thường xảy ra ở thai nhi hoặc trẻ sơ sinh thường là xoắn tinh hoàn ngoài màng do tinh hoàn có thể xoay tự do và di động nhiều trong bìu. Tinh hoàn được treo cố định bởi cấu trúc tinh hoàn- mào tinh hoàn ở phía sau. Trong trường hơp bất thường với dị tật “hình cái kẹp chuông” tinh hoàn dễ bị xoắn do thiếu sự cố định trong bìu và xoắn tinh hoàn trong màng.
Nguyên nhân khác thường do sự phát triển không tương xứng giữa tinh hoàn và thừng tinh hoặc sự co cơ bìu.
Dịch tễ học xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn ngoài màng chiếm khoảng 5 %. Trong đó, 70% xảy ra trước sinh và 30% xảy ra sau sinh. Tình trạng này liên quan đến thai nhi có cân nặng lớn, thường trường hợp xoắn 2 bên rất hiếm gặp.
Xoắn tinh hoàn trong màng chiếm khoảng 16% ,thường gặp ở nam giới ở độ tuổi dưới 30 tuổi( hay gặp ở 12-18 tuổi ) . Tỷ lệ mắc xoắn dưới 25 tuổi khoảng 1/4000, tinh hoàn bên trái thường dễ gặp hơn bên phải. Xoắn 2 bên thường chỉ chiếm 2 % các trường hợp.
Có một số trường hợp là do di truyền. Trong một nghiên cứu phần lớn các bé trái bị xoắn tinh hoàn thường có tiền sử gia đình ít nhất 1 thành viên bị xoắn tinh hoàn trước đó.
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!