Kỹ năng sống còn
24-04-2018 21:44

Những kiểu cấp cứu sai lầm dễ giết chết… nạn nhân

Khi gặp người bị tai nạn giao thông, ngất xỉu… nếu cấp cứu kịp thời và đúng cách có thể cứu được tính mạng nạn nhân. Ngược lại, rất nguy hiểm.

Cố cạy miệng người bị động kinh

Khi gặp người lên cơn động kinh, những người xung quanh thay vì hoảng loạn cố cạy miệng nạn nhân vì lo họ cắn lưỡi thì nên kiếm gối hoặc vải mềm kê dưới đầu họ sẽ tốt hơn. Việc cắn trúng lưỡi có thể xảy ra nhưng vẫn không quá nghiêm trọng. Trong khi đó việc kê đầu bằng khăn, gối mềm sẽ giúp nạn nhân động kinh hạn chế những chấn động não.

Cố di chuyển người gặp tai nạn giao thông

Khi chưa có đội ngũ y tế đến thì không nên cố lôi kéo, tự ý di chuyển người gặp nạn vì như thế chỉ làm cho mọi chuyện càng tồi tệ hơn. Chỉ trừ trường hợp cực kỳ nguy hiểm như xe bị cháy, bị chảy xăng… Theo đó, những việc nên làm là:

  • Gọi cấp cứu ngay lập tức.
  • Nếu có thể, tắt động cơ xe.
  • Dùng mọi cách để cầm máu.
  • Giúp nạn nhân bình bĩnh.

Cố kéo lưỡi người bị ngất xỉu

Việc người ngất xỉu trong tư thế nằm ngửa rất nguy hiểm vì lưỡi của họ có thể chặn đường thở. Nhưng để việc này không xảy ra chỉ cần đặt nạn nhân nằm nghiêng qua một bên chứ không cần nhất thiết phải tìm cách cố kéo lưỡi ra.

Nên đặt nạn nhân bị ngất xỉu nằm nghiêng qua một bên
Nên đặt nạn nhân bị ngất xỉu nằm nghiêng qua một bên

Vỗ lưng khi trẻ bị hóc

Thói quen của nhiều người lớn khi thấy trẻ hóc dị vật, ho sặc là vỗ vỗ lưng. Tuy nhiên, nếu trẻ đang đứng, hành động này có thể khiến dị vật vào sâu trong đường thở trẻ hơn. Việc cần làm là yêu cầu trẻ giữ bình tĩnh và hơi cúi người xuống, cố gắng hít thở chậm 2 - 3 lần, kết hợp ho mạnh ra. Cách này giúp trẻ giảm nghẹt thở và cũng như dễ tống dị vật ra ngoài.

Dùng dây buộc vết thương

Chảy máu động mạch rất dễ nhận ra, đó là máu phun chảy mạnh thành dòng. Trong những trường hợp như vậy, bạn cần phải ấn mạnh, buộc chặt trên động mạch ở háng hoặc dưới nách tức thời; đặt tay/chân bị thương sát cơ thể.

Ngược lại, chảy máu tĩnh mạch thì ở dạng nhỏ giọt, không phun mạnh khi đó chỉ cần cầm máu theo cách thông thường nhưng không dùng dây nẹp phía trên vết thương. Nếu không sẽ khiến máu không lưu thông được, dễ gây hoại tử.

Vội vàng cứu người không suy nghĩ

Nhất là trong trường hợp có người bị điện giật, rất nhiều trường hợp cả người bị giật và người xông vào cứu đều thiệt mạng vì không chú ý đến các nguyên tắc an toàn.

Khi cấp cứu nạn nhân, cần xem xét việc giúp đỡ đó có gây nguy hiểm cho chính mình không, như thế vừa bảo vệ bản thân  an toàn vừa không làm tình trạng thêm rắc rối.

Thoa kem vào da khi bị bỏng

Khi bị bỏng cần rửa tay ngay bằng nước lạnh
Khi bị bỏng cần rửa tay ngay bằng nước lạnh

Khi da bị bỏng, nhiệt độ cao sẽ đi sâu vào da gây tổn thương các tế bào. Điều cần làm ngay lập tức là ngâm tay trong nước lạnh từ 10 đến 15 phút. Đừng bôi bất cứ thứ gì lên da vì nó sẽ làm da dễ tổn thương hơn. Nếu muốn, chỉ nên bôi sau đó khoảng 20 phút.

Đắp kín người khi bị sốt để… tránh gió

Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao nên việc đắp mền, mặc áo khoác… chỉ khiến thân nhiệt tăng thêm. Nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38°C sẽ gây nguy hiểm.

Do đó khi bị sốt, nên mặc quần áo rộng rãi, ở nơi thoáng mát.

                                                                                                                                                          Theo Bright Side

ĐỪNG BỎ LỠ


Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!

Bình luận 1

Huỳnh Hữu

24-04-2018 17:28

Tiễn em đi thêm một đoạn, Haiz...

Move top