Kỹ năng sống còn

Sơ cứu nhanh bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ

Theo thống kê của WHO, bỏng nước sôi chiếm vị trí hàng đầu trong những tai nạn xảy ra tại nhà của trẻ em và là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong cho trẻ.

Điều đầu tiên cần làm khi sơi cứu bỏng là hạ nhiệt vết bỏng.
Điều đầu tiên cần làm khi sơ cứu bỏng là hạ nhiệt vết bỏng.

Sơ cứu bỏng nước sôi

Chẳng may bé bị bỏng nước sôi, hãy làm theo lời khuyên sơ cứu dưới đây:

  • Hạ nhiệt vết bỏng bằng nước mát (khoảng 200C) và sạch càng sớm càng tốt, thực hiện trong khoảng 15 - 30 phút; không dùng đá lạnh hoặc bất kỳ loại kem, dung dịch nào khác
  • Loại bỏ tất cả quần áo hoặc đồ trang sức nào gần khu vực da bị bỏng, kể cả tã lót trẻ sơ sinh nhưng không di chuyển bất cứ thứ gì đã dính vào da
  • Che phủ vết bỏng bằng gạc vô trùng hoặc bất cứ thứ gì mỏng và sạch, kể cao túi nhựa.
  • Giảm đau bằng  paracetamol.
  • Nếu bỏng ở mắt hoặc mặt, sau khi thực hiện các bước trên, hãy ngồi nghỉ thay vì nằm xuống, điều này sẽ giúp giảm sưng
  • Đến bác sĩ chuyên khoa bỏng để điều trị.
Trong một số trường hợp nhất định, vẫn nên đến bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận.

Khi nào cần được chăm sóc y tế?

Về cơ bản, nếu đã hạ nhiệt vết thương thành công và đúng cách thì không cần dùng thêm các thuốc khác, vết bỏng sẽ tự lành nểu tổn thương bỏng nông. Tuy nhiên, sau khi sơ cứu nên khám bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định điều trị phù hợp. 

Đối với những vết bỏng nhẹ, có thể điều trị tại nhà bằng cách giữ sạch vết bỏng và không làm vỡ mụn nước. Bạn nên đến bệnh viện nếu:

  • Vết bỏng lớn hoặc sâu, to hơn bàn tay
  • Bỏng gây trắng hoặc cháy da
  • Nổi mụn nước ở những vị trí bị bỏng trên mặt, tay, cánh tay, bàn chân, chân hoặc bộ phận sinh dục
  • Người bị bỏng là phụ nữ có thai hoặc trẻ dưới 5 tuổi
Cha mẹ cần chú ý độ nóng của nước khi tắm cho bé.
Cha mẹ cần chú ý độ nóng của nước khi tắm cho bé.

Phòng ngừa bỏng nước sôi

Bỏng nước sôi thường gặp ở trẻ nhỏ, dưới đây là một số bạn có thể làm để bảo vệ con yêu:

  • Giữ trẻ tránh xa nhà bếp
  • Khi tắm cho trẻ, nên cho nước lạnh (mát) vào bồn trước khi hòa nước sôi
  • Sử dụng khuỷu tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ
  • Giữ đồ uống nóng cách xa trẻ. 

PGS.TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh

Trưởng khoa Bỏng – Tạo hình Thẩm mỹ (BV Trưng Vương)

 

ĐỪNG BỎ LỠ


Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!

Move top