Mẹ và Bé

Thai nhi bị nấc cụt có nguy hiểm không?

Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu luôn cảm nhận được nhiều cử động khác nhau của con. Ngoài những cú đạp, thúc hay lăn mà bé con còn có thể nấc cụt và mẹ có thể cảm nhận được.

Cử động đạp hay do nấc cụt

Mẹ bầu thường bắt đầu cảm thấy các cử động của thai nhi từ 16-20 tuần tuổi thai. Các yếu tố khác như cân nặng của mẹ có thể ảnh hưởng đến việc cảm nhận cử động thai sớm hay muộn. Khi các lớp mỡ thành bụng mỏng hơn, mẹ sẽ có khả năng cảm nhận cử động thai sớm và rõ hơn.

Thai nhi nấc cụt thường mẹ sẽ cảm nhận được vào khoảng tam cá nguyệt 2 và 3

Khi “bé con” đang cử động nhưng mẹ không thể phân biệt được bé đang đạp hay nấc cụt nên di chuyển xung quanh hoặc thay đổi tư thế để xác định. Đôi khi có thể con sẽ đạp khi cảm thấy không thoải mái ở tư thế nào đó hoặc mẹ đã ăn đồ ngọt, nóng và lạnh làm kích thích giác quan của bé. 

Nếu cử động của bé xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau của bụng hoặc dừng lại khi bạn thay đổi tư thế có thể đây chỉ là những cử động đạp. Nhưng nếu như ngồi yên và mẹ vẫn cảm thấy những co thắt theo nhịp từ một vùng bụng, có thể là do thai nhi nấc cụt; nấc cụt cử động nhịp nhàng hơn so với các cử động khác.

Nguyên nhân khiến “bé con” gặp nấc cụt trong bụng mẹ

Thai nhi nấc cụt thường mẹ sẽ cảm nhận được vào khoảng tam cá nguyệt 2 và 3. Nhưng không phải ai cũng gặp trường hợp thai nhi nấc cụt. Khoa học chưa hiểu rõ tại sao thai nhi lại nấc cụt trong tử cung. 

Động tác nấc cụt của thai cũng tương tự như ở trẻ em và người lớn. Không phải tất cả thai nhi đều có nấc cụt, trong khi đó một số thai lại nấc cụt khá thường xuyên. Một giả thiết cho rằng, nấc cụt liên quan đến sự phát triển và trưởng thành phổi của thai. Tuy nhiên, theo bệnh viện Từ Dũ điều này vẫn chưa được chứng minh.

Tình trạng nấc cụt ở thai nhi có bất thường không?

Nấc cụt ở thai nhi là một phản xạ bình thường

Nấc cụt ở thai nhi là một phản xạ bình thường, một phần tự nhiên của thai kỳ. Sau 32 tuần, hiếm khi thai nhi bị nấc cụt mỗi ngày.

Nấc cụt thường xuyên không phải là bất thường, nhưng có thể là do biếu hiệu của tình trạng chèn ép hoặc sa dây rốn. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu và bằng chứng chính xác trên người về vấn đề này. Nhưng nếu có vấn đề về dây rốn, thai nhi có thể sẽ gặp phải các biến chứng như:

  • Thay đổi huyết áp và nhịp tim thai
  • Tăng nồng độ CO2 trong máu thai
  • Tổn thương não
  • Thai chết lưu

Khi cảm thấy “bé con” nấc cụt quá thường xuyên, nếu mẹ lo lắng, hãy đi đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng hơn.

Một số mẹo giúp thai nhi ngừng nấc cụt

Nếu mẹ cảm nhận các cử động không ổn nên đến bác sĩ thăm khám và kiểm tra

Thường hiện tượng nấc cụt kéo dài khoảng 15 phút nhưng lại khiến mẹ bầu mất tập trung và lo lắng dù không gây đau. Một vài mẹo nhỏ có thể giúp ích trong trường hợp cử động của thai kỳ:

  • Nằm nghiêng về bên trái
  • Sử dụng gối mềm kê dưới bụng để giảm bớt áp lực lên bụng và cột sống
  • Áp dụng chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh
  • Thường xuyên tập các bài tập thể dục nhẹ hoặc yoga
  • Uống đủ nước
  • Cần dành thời gian cho một giấc ngủ ngắn ban ngày và ngủ đúng giờ.

Nấc cụt ở thai nhi là hiện tượng phản xạ rất bình thường nhưng nếu mẹ cảm nhận các cử động không ổn hoặc có những hiện tượng lạ khác nên đến bác sĩ thăm khám và kiểm tra kịp thời trước khi “bé con” ra đời khỏe mạnh.

 


Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!

Move top