Trầm cảm khi mang thai: Mối nguy không chỉ của mẹ bầu!
Với nhiều mẹ bầu, mang thai là thời gian hạnh phúc nhất. Tuy nhiên với một số mẹ khác đó lại là giai đoạn cực kỳ kinh khủng bởi mệt mỏi và stress.
- Ăn cá giúp giảm trầm cảm, lo âu
- Cha stress làm “hỏng” tinh trùng và con tăng nguy cơ trầm cảm
- 5 cách ba mẹ nên làm để trẻ mạnh mẽ từ nhỏ
Theo nghiên cứu, cứ 4 thai phụ thì có ít nhất 1 người bị trầm cảm. Dù vậy, việc chẩn đoán bệnh không hề dễ dàng vì nó thường hay bị nhầm lẫn với chứng mất cân bằng hormone ở phụ nữ mang thai.

Dấu hiệu nhận biết chứng trầm cảm khi mang thai
Phụ nữ có thai bị trầm cảm thường có những triệu chứng sau, kéo dài trong 2 tuần hoặc dài hơn:
- Luôn cảm thấy buồn bã
- Khó tập trung
- Ngủ rất ít hoặc rất nhiều
- Mất hết những sở thích thường ngày
- Hay nghĩ đến cái chết, tự sát, luôn cảm thấy thất vọng
- Hay cồn cào, lo lắng
- Cảm thấy mình vô dụng hoặc có lỗi
- Thay đổi thói quen ăn uống
Nguyên nhân
- Do các mối quan hệ xung quanh
- Gia đình có tiền sử có người bị trầm cảm
- Ảnh hưởng của quá trình điều trị vô sinh trước đó
- Ảnh hưởng tâm lý do từng bị sẩy thai
- Gặp nhiều căng thẳng trong cuộc sống
- Gặp các biến chứng trong thời kỳ mang thai
- Chịu tác động do chấn thương hoặc bị lạm dụng
Thai nhi bị ảnh hưởng thế nào nếu mẹ bầu trầm cảm?
Nếu không điều trị kịp thời chứng trầm cảm khi mang thai sẽ ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và thai nhi. Thai phụ bị trầm cảm dễ có hành vi uống rượu, hút thuốc, bỏ ăn hoặc tự sát… Những hành động này dẫn đến việc thai khi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để phát triển, có vấn đề về cân nặng, có thể dẫn đến sinh non. Chưa kể, trầm cảm khi mang thai còn khiến mẹ bầu không có động lực và sức mạnh để chăm sóc thật tốt cho chính mình và con.

Theo nghiên cứu, trẻ có mẹ bị trầm cảm lúc mang thai thường ít năng động hơn những trẻ có mẹ khỏe mạnh. Do đó việc tìm hiểu, giúp đỡ cho cả mẹ và bé là rất quan trọng.
Cách điều trị
Để phòng tránh và điều trị chứng bệnh nguy hiểm này trong thai kỳ mẹ bầu nên tham gia vào hội nhóm các bà mẹ, lắng nghe tư vấn tâm lý hoặc dùng thuốc là một số cách ổn định tâm lý cho mẹ mang thai. Ngoài ra, cũng có những phương pháp tự nhiên mà mẹ bầu có thể tham khảo như:
- Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày
- Nghỉ ngơi đầy đủ, cố gắng ngủ đủ giấc
- Ăn uống (đặc biệt bổ sung chất béo Omega-3)
- Châm cứu
- Dùng các thuốc thảo dược (cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ)
Theo American Pregnancy Association
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!