U buồng trứng xoắn ở nữ giới là gì?
U buồng trứng xoắn là một cấp cứu phụ khoa thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Bệnh cần chẩn đoán và can thiệp sớm để giúp bảo vệ khả năng sinh sản.
Xoắn buồng trứng là gì?
Xoắn buồng trứng là tình trạng xảy ra khi buồng trứng bị xoắn quanh dây chằng giữ nó đúng vị trí. Hiện tượng xoắn này làm cắt đứt lưu lượng máu đến buồng trứng và ống dẫn trứng.
Tình trạng bệnh gây đau dữ dội và các triệu chứng khác vì buồng trứng không nhận đủ máu nuôi. Nếu việc hạn chế máu tiếp tục quá lâu, có thể dẫn đến chết mô buồng trứng.
Nguyên nhân bị xoắn buồng trứng
Theo bệnh viện Từ Dũ U buồng trứng xoắn thường xảy ra ở phụ nữ từ 20 đến 40 tuổi, tuy nhiên hiện nay ở mọi lứa tuổi đều có thể xảy ra xoắn buồng trứng. Trọng lượng hoặc kích thước u buồng trứng càng lớn càng dễ xoắn.
Dây chằng buồng trứng cũng là một nguyên nhân gây xoắn buồng trứng, nối buồng trứng với tử cung, dài hơn bình thường. Một dây chằng buồng trứng dài làm cho buồng trứng có nhiều khả năng bị xoắn. Phụ nữ đang được điều trị hiếm muộn với việc sử dụng các nội tiết có nguy cơ xoắn buồng trứng.
Phụ nữ mang thai vẫn có thể bị xoắn buồng trứng. Trong ba tháng đầu tiên, phụ nữ có thể bị u nang hoàng thể khiến buồng trứng bị xoắn. Nồng độ hormone cao hơn trong thai kỳ cũng có thể làm giãn các mô trong cơ thể, bao gồm cả dây chằng giữ buồng trứng tại chỗ. Nếu dây chằng không căng, chúng có thể dễ bị xoắn hơn.
Các triệu chứng của xoắn buồng trứng có thể bao gồm:
- Khối u buồng trứng
- Đau vùng chậu dữ dội hoặc chỉ đau lâm râm
- Buồn nôn, nôn
- Sốt
Tuy nhiên, chẩn đoán xoắn buồng trứng có thể khó khăn vì các triệu chứng tương tự như sỏi thận, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày ruột và các tình trạng khác.
Điều trị
Phẫu thuật là cách duy nhất để tháo xoắn buồng trứng. Buồng trứng khi bị xoắn sẽ dẫn đến hạn chế lưu lượng máu đến nuôi, nếu kéo dài quá lâu, mô buồng trứng sẽ bị hoại tử buộc phải cắt bỏ buồng trứng. Vì vậy, cần phẫu thuật để thóa xoắn khối u, giúp giữ lại buồng trứng.
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể trở về nhà vài ngày sau khi làm thủ thuật xoắn buồng trứng. Cần tiếp tục theo dõi để đảm bảo rằng buồng trứng có đủ lưu lượng máu để "sống" sau khi tháo xoắn. Nếu có dấu hiệu chết mô, có thể phải cắt bỏ buồng trứng vào một ngày sau đó.
Bệnh nhân nên báo các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc biến chứng khác cho bác sĩ càng sớm càng tốt. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm:
- Sốt
- Đỏ và viêm tại các vị trí vết mổ, vết thương không lành
- Đau vùng chậu tăng
Biến chứng
Biến chứng có thể xảy ra của xoắn buồng trứng là hoại tử. Hoại tử buồng trứng do thiếu máu nuôi mô buồng trứng. Khi đó sẽ phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng nếu điều này xảy vì nguy cơ bị nhiễm trùng buồng trứng có thể gây áp xe hoặc viêm phúc mạc.
Sau phẫu thuật xoắn buồng trứng cần hẹn tái khám theo dõi để đảm bảo buồng trứng được chữa lành, phục hồi tốt.
Hãy đi khám ngay nếu chị em phụ nữ có bất kỳ triệu chứng nào của xoắn buồng trứng, gồm có:
- Khối u buồng trứng
- Đau vùng chậu nhiều, có cơn đau rõ
- Buồn nôn
- Sốt
Đối với một cơn đau đột ngột vùng chậu ở nữ giới nên đến bác sĩ kiểm tra, thời gian là vàng trong cấp cứu xoắn buồng trứng để kịp thời tránh các biến chứng xấu đáng tiếc phải cắt bỏ buồng trứng.
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!