Bệnh viện 24H

Vắc-xin COVID-19 “Cơ hội” của Việt Nam

Cuộc đua sản xuất vắc-xin Covid-19 vẫn đang và được thử nghiệm trên thế giới, hành trình này cũng đã được các nhà sản xuất vắc xin của Việt Nam bày tỏ hi vọng tham gia cuộc đua đóng góp nguy cơ lây truyền của loại vi rút lịch sử loài người.

 

Đại dịch Covid-19 xảy ra gần 1 năm trước gây ra hậu quả nặng nề cho toàn thế giới. Trong khi cả thế giới đang chạy đua nghiên cứu và sản xuất vắc xin Covid-19 để ngăn chặn lây lan vi rút thì Việt Nam cũng đang chạy song song với thế giới nghiên cứu và thử nghiệm loại vắc-xin Covid 19 này. 

 

Các công đoạn trong quá trình nghiên cứu một loại vắc xin thông thường sẽ mất 5-10 năm để có thể đưa ra thị trường. Một số loại vắc xin khi phát triển thành công , tốn kém nhiều công sức, chi phí.. và khi đưa ra thị trường thì dịch bệnh thường đã không còn, cho thấy việc sản xuất vắc xin cực kì nghiêm túc và khó khăn.

Một công đoạn trong quá trình nghiên cứu sản xuất vắcxin chống COVID-19 tại Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen - Ảnh: DUYÊN PHAN

Hai giai đoạn thử nghiệm trên người

Trên 200 nhà phát triển vắc xin Covid-19 trên toàn thế giới cho tới nay, đã có 38 loại vắc xin được đưa đến khâu thử nghiệm trên người, ¼ nhóm người đang thử nghiệm chiếm tỉ lệ là người tình nguyện. Và Việt Nam có thể sẽ có tên trong danh sách này trong tháng 11(chậm nhất là đầu tháng 12 tới) : do Công ty Nanogen ( Việt Nam) sản xuất vắc xin được phát triển trên công nghệ tái tổ hợp, bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên người giai đoạn 1.

Tại cuộc làm việc mới đây giữa Cục khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ y tế), các chuyên gia về thẩm định, thử nghiệm vắc xin, nhà sản xuất thì Học viện Quân y sẽ là nơi dự định triển khai thử nghiệm tiêm vắc xin ngừa Covid -19 lên người tình nguyện. Theo ông Nguyễn Ngô Quang - phó cục trưởng Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, hiện Bộ Y tế đang xem xét hồ sơ, sau khi thẩm  định cho thấy hồ sơ đủ yêu cầu sẽ phê chuẩn cho thử nghiệm trên người, khi đó sẽ chính thức thông báo tuyển chọn người tình nguyện tiêm ngừa.

Theo ông Quang, qua những số liệu mới đây thì khâu thẩm định hồ sơ chuẩn bị hoàn tất trong tháng 11, chậm nhất là đầu tháng 12 sẽ tiến hành tiêm trên người.

Kế hoạch của nhà sản xuất là tiêm thử nghiệm trên 60 người tình nguyện, nhưng Bộ Y tế cho biết giai đoạn ban đầu sẽ tiêm cho 20 người, sau đó đến giai đoạn 2 sẽ tiêm cho 400 người (thời gian bắt đầu giai đoạn 2 là 2-3 tháng kể từ khi người tình nguyện đầu tiên được tiêm mũi vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên, cụ thể là đầu tháng 3-2021).

Ông Quang cho biết : "Chúng tôi sẽ cho tiêm thử nghiệm trên 1-2 người đầu tiên trong nhóm tình nguyện, chờ phản ứng và xác định tính an toàn trong 72 giờ đầu, sau đó mới tiêm tiếp cho 18-19 người của giai đoạn 1"

Tại Việt Nam, trong thời gian qua có 4 đơn vị tham gia phát triển vắcxin COVID-19, ngoài vắc xin sắp được thử nghiệm trên người này, còn có một sản phẩm đang hoàn thiện hồ sơ tiền lâm sàng để có thể thử nghiệm lâm sàng vào đầu năm tới. Ông Quang cho biết mục tiêu là quý 4-2021 sẽ có vắcxin Việt Nam đã hoàn thành tất cả các khâu thử nghiệm, chuẩn bị cho khâu xuất hiện chính thức phục vụ nhu cầu tiêm chủng.

5 USD chỉ cho một mũi tiêm ngừa vắc xin liệu... 

Theo thông tin của Bộ Y Tế Việt Nam đã tham gia liên minh được quyền ưu tiên tiếp cận vắcxin ngừa COVID-19 khi được xuất hiện trên thị trường. Liên minh này cũng được mua vắcxin với giá ưu đãi, nhưng ưu đãi vẫn là 5 USD/mũi tiêm. Giả sử nếu tiêm 2 mũi, mỗi người tiêm cần 10 USD. Với dân số như Việt Nam và là nước đang phát triển thì việc chi phí mỗi năm cho vắc xin toàn dân sẽ có con số không hề nhỏ.

Giai đoạn đầu vắc xin còn hiếm ít, có thể tiêm cho nhóm có nguy cơ cao như người già, người bệnh mãn tính, nhân viên y tế, trẻ em.. Dịch hiện tại vẫn đang bùng tại 213 tại các vùng và quốc gia trên khắp thế giới và Việt Nam đang dừng bay thương mại quốc tế, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tối đa, các nước khác như Châu Âu vẫn đang trong giai đoạn cách ly, giãn cách xã hội khiến cuộc sống trở nên khó khăn thì vắc xin chính là biện pháp kéo mọi thứ như đi lại, sinh sống, du lịch, kinh tế trở lại bình thường.

Nếu có nguồn vắc xin an toàn và có tác dụng phòng bệnh tốt, sản xuất trong nước với chi phí thấp, chủ động nguồn vắc xin cho gần 100 triệu người dân, thì cơ hội tiếp xúc với vắc xin phòng bệnh của người dân sẽ cao hơn.

Vắcxin ngừa COVID-19 có thể thay đổi kịp theo đà thay đổi của virus? Đó còn phải chờ các nhà sản xuất. Nhưng lần đầu tiên Việt Nam đua song song với thế giới về sản xuất vắcxin, và cơ hội chưa bao giờ rõ ràng đến thế.

 Nguồn : Tuoitre.vn


Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được bình luận!

Tags:
Move top