Các dấu hiệu mang thai “kinh điển”
Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến nhất của thai kỳ hầu như mẹ nào cũng gặp:

1. Chậm kinh nguyệt
Nếu đang trong độ tuổi sinh sản và thấy kỳ “đèn đỏ” đến chậm sau một tuần hoặc nhiều hơn hãy chú ý, đó có thể là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, sẽ có đôi chút nhầm lẫn nếu trước đó mẹ thường có chu kỳ kinh nguyện không đều.
2. Sưng, căng tức vùng ngực
Dấu hiệu này khá giống với những gì xảy ra trước các kỳ “đèn đỏ”. Nếu nhận thấy vòng 1 căng tức, kích thước ngực tăng thêm, đầu ngực nhạy cảm và đau nhức kéo dài, đây cũng là một dấu hiệu mang thai. Trường hợp, chỉ bị căng tức ngực trong vài ngày sau đó xuất hiện… máu, cảm giác đau biến mất nghĩa là bạn không có thai.
3. Buồn nôn, nôn
Buồn nôn cũng là một dấu hiệu mang thai sớm hết sức quen thuộc với nhiều người. Triệu chứng này còn gọi là ốm nghén, thường xảy ra vào buổi sáng hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày. Khi đó, thính giác của mẹ sẽ nhạy cảm với mùi vị nhiều hơn như: mùi đồ ăn, mùi nước hoa… dễ gây ra khó chịu và nôn. Mặc dù vậy, vẫn có những mẹ hoàn toàn không bị ốm nghén. Nguyên nhân gây nôn có thể liên quan đến sự thay đổi các hormone trong thai kỳ.

4. Đi tiểu thường xuyên
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ thay đổi, các cơ quan vùng chậu và tử cung giãn ra. Cùng với đó là quá trình lọc máu của thận diễn ra nhanh, dẫn đến lượng nước tiểu bài tiết ra nhiều hơn. Đi tiểu nhiều là dấu hiệu bình thường khi mẹ bắt đầu có thai.
5. Cảm thấy mệt mỏi
Mệt mỏi cũng là một trong các dấu hiệu mang thai sớm của thai kỳ. Vào giai đoạn đầu, nồng độ hormone pregesterone của mẹ sẽ tăng cao, các cơ quan phải hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra, thân nhiệt mẹ cũng tăng thêm trong giai đoạn này khiến cơ thể dễ thấy mệt mỏi và hay buồn ngủ.
6. Tâm trạng thai đổi
Không phải tự nhiên những phụ nữ mang thai dễ buồn vui bất chợt, tâm trạng thay đổi nhiều lần trong ngày. Khi mẹ mang thai, do sự thay đổi hormone sẽ khiến nhiều mẹ “sớm nắng chiều mưa, hay nhạy cảm, dễ xúc động, suy nghĩ nhiều…

7. Cơ thể sưng lên
Những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ thường khiến mẹ cảm giác cơ thể mình thêm nặng nề, khó chịu, đau lưng, đau đầu, nhức mỏi toàn thân… Cũng có nhiều người hay nhầm lẫn dấu hiệu mang thai này với các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
8. Ra máu báo
Hiện tượng ra máu cũng có thể xem là dấu hiệu cho thấy mẹ đã có thai, thường xảy ra khi trứng đã được thụ tinh gắn vào niêm mạc tử cung – khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai. Đốm máu thường nhỏ, có màu đỏ nhạt hơn màu bình thường so với “đèn đỏ” và chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, không phải mẹ nào khi có thai cũng gặp tình trạng ra máu này, chỉ khoảng 20%.
9. Chuột rút
Một số phụ nữ bị chuột rút nhẹ vào đầu thai kỳ nhưng đây không hẳn là dấu hiệu mang thai điển hình. Nếu chuột rút xảy ra cùng các triệu chứng trên, khả năng mang thai của mẹ sẽ cao hơn.

10. Thay đổi khẩu vị
Khi mang thai, mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm hơn với các mùi nhất định và vị giác cũng có thể thay đổi. Mẹ có thể có những sở thích ăn uống khác lạ hơn bình thường. Có những món mẹ sẽ “ghét cay ghét đắng” nhưng cũng những món ăn liên tục không ngán.
Các dấu hiệu mang thai có hoàn toàn chính xác?
Không phải ai có những dấu hiệu mang thai trên cũng thật sự đang mang trong mình một sinh linh bé nhỏ. Đó có thể là các dấu hiệu cảnh báo mẹ đang mắc bệnh nào đó. Tương tự vậy, mẹ có thể đã mang thai mà không hề xuất hiện các triệu chứng này. Do đó, để chắc chắn, mẹ nên đi kiểm tra sớm khi thấy những thay đổi của cơ thể.
Theo Mayoclinic
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!