Viêm phổi được phân thành 4 loại, bao gồm: Viêm phổi cộng đồng, viêm phổi bệnh viện, viêm phổi kết hợp với chăm sóc y tế và viêm phổi hít.
1. Bạn bị viêm phổi, do đâu?
Viêm phổi gây ra bởi vi khuẩn, vi rút hoặc nấm, dẫn đến nhiễm trùng và viêm sưng phế nang của phổi. Nhiều người thường mắc viêm phổi sau khi mắc bệnh về đường hô hấp trước đó như cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Mặc dù viêm phổi có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng trẻ em dưới 2 tuổi và người trên 65 tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc viêm phổi cao nhất. Ngoài ra, viêm phổi còn dễ xảy ra ở những đối tượng sau:
- Những người có vấn đề sức khỏe mãn tính như bệnh đái tháo đường hoặc bệnh tim, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường….
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu như người mắc bệnh ung thư hoặc người có vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
- Những người sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi.
- Những người hít phải thức ăn, đồ uống, chất nôn hoặc nước bọt của họ vô tình đi vào đường hô hấp thay vì vào thực quản, cũng có nguy cơ cao mắc viêm phổi.
- Trường hợp bạn phẫu thuật, bạn cũng có nguy cơ cao mắc viêm phổi.
2. Triệu chứng phổ biến nhận biết viêm phổi
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi có thể khác nhau giữa người này và người kia. Một người có thể bị khó thở trong khi người khác có thể chỉ cảm thấy ho dữ dội. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của viêm phổi:
- Sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh
- Ho, thường nghiêm trọng, tạo ra đờm
- Khó thở
- Đau lồng ngực khi ho hoặc thở sâu
- Cảm thấy cơ thể yếu ớt
- Mệt mỏi
- Tình trạng tinh thần thay đổi ở người từ 65 tuổi trở lên
- Ăn không ngon
- Nôn mửa và tiêu chảy
3. Điều trị viêm phổi thế nào?
Các phương pháp điều trị viêm phổi dựa trên các nguyên nhân nhiễm trùng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh, điều trị đường hô hấp và sử dụng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh chỉ được điều trị viêm phổi do vi khuẩn gây ra.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tiếp nhận oxy, cần nhập viện và nhận oxy bổ sung. Các trường hợp nghiêm trọng đòi hỏi phải ở lại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), đặt ống khí quản, hoặc sử dụng máy thở cùng với sự chăm sóc 24/24, nhưng việc này không phổ biến.
4. Viêm phổi có dễ phòng ngừa?
Mặc dù thuốc kháng sinh như penicillin đã từng rất hiệu quả trong việc điều trị viêm phổi, nhưng giờ đây căn bệnh đã thay đổi và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đã có thể kháng thuốc kháng sinh hiện đại. Đó là tất cả những lý do để bạn phải ngăn chặn tình trạng này.
Nếu bạn không thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao, có các biện pháp đơn giản giúp bạn bảo vệ bản thân khỏi bệnh như rửa tay, tránh xa những người mắc bệnh và tiêm vắc xin cảm cúm. Mặc dù vắc xin cảm cúm không thể ngăn ngừa viêm phổi, nhưng bệnh cúm có thể dẫn đến tình trạng này. Tiêm phòng cúm rất được khuyến khích cho nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi vì những lý do trên.
Ngoài ra, nếu bạn phẫu thuật, việc đi bộ sau phẫu thuật càng sớm càng tốt là cách tuyệt vời để giữ sức khỏe và phục hồi nhanh chóng. Ho khi bạn cảm thấy cần ho, đừng kìm nén. Kê đầu bằng gối khi nằm cũng có thể giúp ích cho bạn.
Tóm lại, viêm phổi là một căn bệnh nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng hầu hết những người mắc bệnh đều hồi phục. Điều quan trọng là bạn phải chú ý đến các triệu chứng của bạn và tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi bạn cần.
Sinh viên Y Lê Thị Hiếu Nhi
Khoa Y – Trường ĐH Quốc gia TP.HCM
Theo Verywellhealth
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!