Điều trị
Thường bác sĩ khi kiểm tra sẽ dựa vào các triệu chứng cơ năng như vị trí đau, tính chất các cơn đau, số lượng, hướng lan và các nghiệm pháp thăm khám thực thể như:
- Nghiệm pháp giãn khung chậu
- Nghiệm pháp đẩy lùi
- Nghiệm pháp Faber
- Nghiệm pháp ép khung chậu
- Nghiệm pháp Gaenslen
Từ các kết quả đó, bác sĩ sẽ đề ra các loại xét nghiệm cận lâm sàng cần phải thực hiện để chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu.
Chụp X-quang, CT-scan hoặc MRI
Các loại chụp sẽ cho thấy những hình ảnh bất thường, các mức độ tổn thương khác nhau của xương chậu cũng như khớp cùng chậu từ đó góp phần củng cố chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu. Khi ở giai đoạn muộn, khớp có thể dính hoàn toàn, thậm chí không thể phân biệt được khớp cùng chậu nữa. Theo thông tin của PGS.TS Nguyễn Đình Hòa, Khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bệnh lý này có thể kết hợp với các bệnh khác của cột sống như chấn thường, thoái hóa cột sống, viêm xương khớp, đau thần kinh tọa hay bất kì các bất thường khác của đĩa đệm. Do đó, để chẩn đoán đúng cần đảm bảo rằng đã loại trừ được các bệnh khác kèm theo.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp được sử dụng phổ biến để xác định bệnh viêm khớp cùng chậu có phải nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau lưng hay không chính là phương pháp gây tê cục bộ. Đầu tiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiêm thuốc tê vào khớp cùng chậu dưới sự hướng dẫn của X-quang hoặc CT để xác định được vị trí chính xác của kim đưa vào.
Sau khi tiêm, nếu các cơn đau giảm xuống đáng kể, bác sĩ có thể kết luận viêm khớp cùng chậu là một trong số những nguyên nhân chính gây nên triệu chứng đau lưng. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi tiêm, cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để có thể tìm được chính xác nguyên nhân. Nếu các triệu chứng đau lưng có nguyên nhân từ bệnh viêm khớp cùng chậu, nên đi gặp bác sĩ và tham khảo các phương pháp phẫu thuật để giải quyết tình trạng trên.
Có hai phương pháp:
- Phẫu thuật không xâm lấn
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MIS)
Tùy vào tình trạng và điều kiện của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp. Tuy nhiên, các phương pháp trên có thể không thích hợp được với hầu hết các bệnh nhân, do đó cần cân nhắc kĩ trước khi thực hiện các thủ thuật. Các trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh là người già, người bị chấn thương, phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong giai đoạn ở cữ hoặc đôi khi xuất hiện ở các bà mẹ có con hơn 6 tháng tuổi do bệnh có thể diễn biến cấp hoặc mạn tính. Nhưng lưu ý phụ nữ có thai không được khuyến khích chụp X-quang khung chậu vì có nguy cơ gây tổn thương cho thai nhi.
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!