Nghe là một trong năm giác quan giúp con người thu nhận thông tin từ môi trường để có thể sống, thích ứng và hoà nhập. Không chỉ để nghe, nhận thức thế giới âm thanh, bộ máy thính giác của con người còn đặc biệt quan trọng giúp con người hiểu tiếng nói, hình thành ngôn ngữ, công cụ giao tiếp xã hội và là cơ sở để phát triển tư duy ý thức.
Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý làm hư hại bộ máy thính giác, gây ảnh hưởng và giảm sút chức năng nghe ở các mức độ và tính chất khác nhau, từ nghe kém nhẹ đến điếc hoàn toàn.
Một số nguyên nhân thường gặp gây nghe kém
- Bệnh lý tai ngoài: ráy tai, dị vật ở tai, hẹp tắc ống tai bẩm sinh hoặc mắc phải, nhọt ống tai ngoài, viêm ống tai ngoài
- Bệnh lý tai giữa: tắc vòi nhĩ, viêm tai giữa cấp và mạn tính, viêm tai xương chũm mạn tính, xơ nhĩ, xốp xơ tai, chấn thương tai giữa, u
- Bệnh lý tai trong: điếc do rối loạn mạch máu (điếc đột ngột, lão thính,..), nhiễm độc mê nhĩ (thuốc, rối loạn chuyển hoá), u tai trong (u dây thần kinh thính giác)
Các nguyên nhân này làm hư hại cấu trúc nghe của tai, làm người bệnh nghe kém, giảm khả năng giao tiếp.
Các phương pháp phục hồi chứ năng nghe của tai
Trước đây, các phương pháp điều trị chủ yếu nhắm vào việc lấy sạch mô bệnh lý mà ít quan tâm đến phục hồi chức năng nghe. Ngày nay, với những phương tiện và kỹ thuật hiện đại, chúng ta có nhiều cách để phục hồi chức năng nghe như:
- Cấy ghép thiết bị tai giữa: tái tạo xương con (prosthesis), cấy máy trợ thính đường xương (BAHA, bonebridge), cầu rung âm thanh (Vibrant soundbridge)
- Cấy ghép thiết bị tai trong: cấy ốc tai điện tử (Cochlear Implant), cấy thân não
Nhờ các phương pháp này mà người bệnh có thể nghe được, giao tiếp tốt và tự tin tham gia vào các hoạt động xã hội.
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!