Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng loét ở lớp niêm mạc dạ dày hoặc ở phần đầu của ruột non, bao gồm:
- Loét dạ dày xảy ra ở bên trong dạ dày
- Loét tá tràng xảy ra ở bên trong phần đầu của ruột non (còn gọi là tá tràng)
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, sử dụng aspirin trong một thời gian dài hoặc các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) (Advid, Aleve, và một số loại khác). Căng thẳng hoặc ăn các loại thức ăn cay không gây ra viêm loét dạ dày tá tràng, nhưng chúng chính là tác nhân làm cho các triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn.
Triệu chứng gây viêm loét dạ dày tá tràng
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng là đau nóng rát dạ dày. Lượng axit có trong dạ dày khiến cho cơn đau tồi tệ hơn, đặc biệt khi chưa ăn gì. Cơn đau có thể dịu bớt đi khi ăn vì nó làm chất đệm cho axit dạ dày hoặc khi sử dụng các thuốc giảm axit dạ dày, nhưng sẽ quay trở lại sau đó.
Tuy nhiên gần ¾ người bị viêm loét dạ dày tá tràng thì không có các triệu chứng. Trong một số trường hợp ít hơn, viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra một số triệu chứng dữ dội như:
- Nôn mửa hoặc nôn ra máu – máu có thể màu đỏ hoặc đen
- Có máu đen trong phân, hoặc phân có màu đen hoặc hắc ín
- Khó thở
- Chóng mặt
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Thay đổi khẩu vị
Các biến chứng có thể xuất hiện do viêm loét dạ dày tá tràng
Nếu không điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra:
- Xuất huyết dạ dày: Chảy máu ở vết loét có thể dẫn đến thiếu máu nhẹ hoặc mất máu nặng, lúc này cần phải đến bệnh viện để điều trị hoặc truyền máu. Việc mất máu nhiều có thể gây nôn máu đen hoặc đỏ, hoặc phân màu đen.
- Viêm nhiễm: Viêm loét dạ dày tá tràng tạo ra vết loét trên bề mặt của dạ dày hoặc ruột non, làm tăng nguy cơ thủng ruột.
- Hẹp môn vị: Viêm loét dạ dày tá tràng có thể cản trở thức ăn đi qua đường tiêu hóa, dẫn đến dễ bị đầy bụng, nôn mửa, sút cân do sự sưng lên chỗ vết loét từ việc bị viêm nhiễm hoặc các vết sẹo gây hẹp lòng ruột.
Cách phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng
Có thể giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng nếu thực hiện đúng theo các chiến lược nêu bên dưới cũng như là việc sử dụng thuốc tại nhà.
- Tránh để bị nhiễm vi khuẩn H
Hiện nay, vẫn chưa rõ cách mà vi khuẩn Helicobacter pylori lan truyền, nhưng vẫn có một vài bằng chứng cho thấy nó có thể truyền từ người sang người hoặc thông qua thức ăn, nước uống.
Có thể bảo vệ bản thân để tránh bị nhiễm vi khuẩn bằng cách thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước, ăn các thức ăn được nấu chín.
- Cẩn trọng khi dùng các thuốc giảm đau
Nếu bạn thường xuyên dùng các thuốc giảm đau, hãy làm theo các chỉ dẫn sau để giảm nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Ví dụ, dùng thuốc trong bữa ăn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể dùng thuốc giảm đau với liều thấp nhất. Tránh uống rượu khi dùng thuốc, vì chúng có thể kết hợp với nhau làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nếu phải dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), bạn cần phải dùng thêm các loại thuốc bổ sung như thuốc giảm axit dạ dày, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc ngăn tiết axit hoặc thuốc bảo vệ tế bào. Nhóm thuốc kháng viêm không steroid COX-2-inhibitor thì giảm khả năng mắc viêm loét dạ dày tá tràng, nhưng lại tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.
Viêm loét dạ dày tá tràng hiện đang là cơn ác mộng đối với nhiều người vì vậy, biết được cách sử dụng thuốc đúng khi bị viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những chìa khóa giúp bệnh mau chóng thuyên giảm.
Sinh viên Dược Nguyễn Thị Thanh Kiều
Khoa Y- ĐHQG HCM
Theo Mayo Clinic
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!