BỆNH VIỆN 24H

Làm sao để giữ bình tĩnh khi lo âu hay tức giận?

Chúng ta vẫn thường cảm thấy lo lắng, tức giận hay sợ hãi ở nhiều tình huống trong cuộc sống. Khoảnh khắc đó có thể dẫn tới những quyết định vội vàng hay các hành động không hay. Hãy tham khảo một số cách giữ bình tĩnh sau đây trước các tình huống trên nhé!

1. Hít thở sâu

Theo Healthline, hít thở sâu là một biện pháp hàng đầu giúp chúng ta giữ bình tĩnh trước cơn nóng giận hay nỗi lo âu. 

Khi lo lắng hay tức giận, chúng ta có xu hướng hít thở nhanh và nông. Điều này sẽ gửi tín hiệu đến não, đưa cơ thể chúng ta vào tư thế “sẵn sàng” ứng phó với nguy hiểm. Khi chuyển sang hít thở sâu và chậm rãi, vòng lặp của tín hiệu trên bị gián đoạn và khiến chúng ta bình tĩnh trở lại.

Sau một vài lần hít thở sâu, bạn có thể chuyển sang thở chậm kiểu 1:2 (quá trình thở ra kéo dài gấp đôi thời gian hít vào).

2. Tập thể dục

Để giải phóng bớt các cảm xúc tiêu cực trong đầu, bạn có thể chuyển qua các hoạt động tập thể thao như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể tiết ra serotonin – một nội tiết tố làm gia tăng cảm giác vui vẻ, lạc quan.

CƠn tức giận khi lấn át có thể khiến chúng ta đưa ra các quyết định vội vàng hay các hành động không hay
Cơn tức giận khi lấn át có thể khiến chúng ta đưa ra các quyết định vội vàng hay các hành động không hay

Tuy nhiên, chúng ta không nên thực hiện các bài rèn luyện có liên quan tới sự tức giận như boxing, đấm vào tường hay la hét. Các việc làm này chỉ làm tăng thêm cảm giác tức giận của bản thân. Dù sao đó bạn có cảm thấy thoải mái thì đó cũng là kết quả sau khi cơn giận bùng phát, điều này sẽ giảm phần nào khả giữ bình tĩnh của bạn.

3. Cắt dòng suy nghĩ tiêu cực

Theo Healthline, một phần nguyên nhân của nỗi lo lắng hoặc cơn tức giận chính là những suy nghĩ tiêu cực phi lý. Những suy nghĩ này thường là viễn cảnh về các trường hợp xấu có thể xảy ra. Khi bạn mắc kẹt vào dòng suy nghĩ này, hãy tự hỏi bản thân một số câu hỏi sau: 

  • Sự việc này có khả năng xảy ra không?
  • Trước đây điều này có từng xảy ra với mình chưa?
  • Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? Mình sẽ xử lý nó như thế nào?

Sau khi trả lời nhanh qua các câu hỏi, chính là lúc cần điều chỉnh lại suy nghĩ của bạn. Bạn nên có cái nhìn lạc quan hơn về vấn đề thay vì chú tâm vào xác xuất nhỏ nhoi về khả năng xảy ra của các viễn cảnh ấy. Từ đó, hãy ngăn không cho những dòng suy nghĩ này đi xa hơn trong tâm trí bạn.

4. Đi ra một nơi thoáng đãng

Không khí bí bách trong phòng làm việc có thể làm tăng sự lo âu hay cơn tức giận của bạn. Nếu cảm thấy bản thân đang căng thẳng và không gian xung quanh trở nên nóng và ngột ngạt, hãy dành ít phút để tạm rời nơi đó. Bạn có thể đi ra ban công, sân thượng hay ra khỏi tòa nhà.

Sự thay đổi luồng không khí và cảnh quang xung quanh có thế phần nào hỗ trợ bạn cải thiện tâm trạng, giữ bình tĩnh và xoa dịu cảm giác lo lắng hay giận dữ.

Tạm thời đi ra một nơi thoáng đãng có thể giúp bạn giữ bình tĩnh và khống chế nỗi lo âu
Tạm thời đi ra một nơi thoáng đãng có thể giúp bạn giữ bình tĩnh và khống chế nỗi lo âu

5. Thả lỏng cơ thể

Khi tức giận, chúng ta thường cảm thấy dường như mọi cơ bắp đều căng cứng. Đây vốn là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Vì thế việc thư giãn và thả lỏng người có thể giúp bạn lấy lại bình tĩnh và tập trung vào công việc hơn.

Bạn có thể ngồi tựa lưng vào ghế, hít một hơi thật sâu, thả lỏng từ dưới lên, bắt đầu từ hai chân; sau đó đến bàn tay, cánh tay rồi lên hai vai và vùng cổ gáy. Làm điều này sẽ giúp chúng ta giảm bớt nỗi căng thẳng tức thời và lấy lại được tâm trạng bình tĩnh. Trong lúc thả lỏng người, bạn có thể nghe một vài bài hát mà bạn yêu thích để giúp thư giãn đầu óc.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!