BỆNH VIỆN 24H

Lo lắng thông thường khác gì với rối loạn lo lâu lan tỏa?

Lo lắng vốn là phản ứng tự nhiên của con người trước những mối đe dọa từ môi trường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng mà không có mối đe dọa cụ thể rõ ràng, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu lan tỏa.

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Lo âu bệnh lý khác với lo lắng thông thường ở đặc điểm cơn lo âu quá mức hoặc dai dẳng không tương xứng với mối đe dọa, gây ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh, thậm chí có thể kèm theo những ý nghĩ hay hành động quá mức hay vô lý.

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp” của Bộ Y tế, rối loạn lo âu lan tỏa khác với các dạng lo âu bệnh lý khác ở chỗ mối đe dọa thường không cụ thể rõ ràng, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua từ rất lâu. Rối loạn này thường liên quan với cơn stress kéo dài, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính.

Rối loạn này thường liên quan với cơn stress kéo dài, tiến triển thay đổi nhưng có xu hướng mạn tính.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn lo âu lan tỏa

Stress có thể là là nguyên nhân chính thúc đẩy bệnh xuất hiện, stress có thể rõ rệt nhưng thường chỉ là những sang chấn tâm lý xã hội đời thường, tuy nhẹ nhưng kéo dài.

Rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp nhiều hơn ở những người có nét tính cách: hay lo lắng, chi ly, cẩn thận... hoặc những người nhân cách yếu.

Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt…)

Triệu chứng bệnh

Theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp” của Bộ Y tế, biểu hiện của lo âu bao gồm:

  • Sợ hãi (lo lắng về bất hạnh trong tương lai, cảm giác “dễ cáu”, khó tập trung…).
  • Căng thẳng vận động (bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau căng đầu, run chân tay, không có khả năng thư giãn)
  • Hoạt động quá mức thần kinh tự trị (đầu óc trống rỗng, ra mồ hôi, mạch nhanh, thở gấp, khó chịu vùng thượng vị, chóng mặt…)
  • Sự lo âu-sợ hãi là biểu hiện chính và chủ yếu, từ đó dẫn đến phản ứng sợ sệt quá mức.
  • Bệnh thường kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng (thường là 6 tháng).

Chẩn đoán và điều trị

Khi người bệnh đến thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lo âu của bệnh nhân đồng thời có thể tiến hành một số xét nghiệm

Khi người bệnh đến thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lo âu của bệnh nhân đồng thời có thể tiến hành một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, nước tiểu, trắc nghiệm tâm lý, điện não đồ, điện tâm đồ… để có thể phân biệt với các bệnh về tuyến giáp, các bệnh tâm thần khác hay các rối loạn tâm thần do chất gây nghiện.

Về chiến lược điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn hỗ trợ bệnh nhân kiểm soát lo âu và stress bằng cách:

  • Giải thích hợp lý về các vấn đề cơ thể và triệu chứng cơ thể của bệnh
  • Tập đối mặt với các tình huống gây lo lắng, căng thẳng (stress)
  • Các hoạt động thể lực
  • Tránh lạm dụng rượu, thuốc gây ngủ

Việc điều trị thường kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và dùng thuốc hóa dược. Các nhóm thuốc thường dùng cho rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu gây ngủ nhóm Benzodiazepin, thuốc kháng histamin. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kê đơn thêm các thuốc nuôi dưỡng thần kinh, hỗ trợ chức năng gan, vitamin khoáng chất…

Các liệu pháp tâm lý có thể bao gồm: Liệu pháp giải thích hợp lý, liệu pháp thư giãn luyện tập, liệu pháp nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu…

Việc điều trị cần tiến hành đến khi các triệu chứng cải thiện và sau đó duy trì thêm ít nhất 6 tháng để đảm bảo bệnh ổn định hoàn toàn. Một số bệnh nhân đòi hỏi kéo dài thời gian trị liệu hơn để tránh tái phát.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!