BỆNH VIỆN 24H

Mang bầu đa thai: 5 bí ẩn ít người biết

Có từ hai phôi thai trở lên phát triển trong tử cung người mẹ cùng lúc được gọi là mang bầu đa thai.

Những bé sinh đôi, sinh ba… có thể giống nhau hoặc khác nhau tùy từng trường hợp. Và còn rất nhiều điều mẹ chưa biết về mang bầu đa thai như sau:

1. Mang bầu đa thai cùng trứng

Để việc thụ thai xảy ra cần một trứng và một tinh trùng. Nếu trứng chia làm 2 phôi thai, mẹ sẽ có một cặp song sinh giống hệt nhau. Khi một trong những phôi thai đó tách ra thêm lần nữa, mẹ sẽ có ba phôi thai giống nhau. Nếu quá trình này tiếp tục diễn ra, mẹ sẽ có số thai nhi tương ứng với số phôi thai được tạo ra. Tất cả thai nhi lúc này đều có cùng một bộ gen, do đó dù là trai hay gái cũng đều sẽ trông rất giống nhau khi chào đời.

2. Mang bầu đa thai khác trứng

Nếu có nhiều hơn một trứng rụng trong thời kỳ rụng trứng vào mỗi tháng và mỗi trứng này được thụ tinh bởi những tinh trùng khác nhau sẽ diễn ra quá trình mang bầu đa thai khác trứng. Đây là lý do nhiều cặp sinh đôi, sinh ba nhưng lại khác nhau về ngoại hình.

Thậm chí, cũng có trường hợp một mẹ sinh ra cùng lúc những các em bé với các ông bố khác nhau, tuy nhiên điều này khá hiếm gặp.

Mẹ có thể mang bầu đa thai cùng trứng hoặc khác trứng
Mẹ có thể mang bầu đa thai cùng trứng hoặc khác trứng

Dù cùng trứng hay khác trứng, mẹ mang bầu đa thai luôn được khuyên sinh mổ để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé tốt hơn.

3. Mối liên kết chặt chẽ giữa những trẻ đa sinh

Hầu hết cha mẹ của những cặp sinh đôi, sinh ba đều nhận thấy các con sinh đôi, sinh ba… của mình có sự liên kết đặc biệt với nhau. Những đứa trẻ này bắt đầu giao tiếp với nhau từ rất sớm, có thể từ tuần 14 của thai kì. Hiện tượng này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu để xem liệu có xảy ra với tất cả các trường hợp đa sinh không.

Các cặp song sinh có một sự liên kết đặc biệt với nhau
Các cặp song sinh có một sự liên kết đặc biệt với nhau

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mang bầu đa thai

Có một vài nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến điều này:

  • Do thuốc kích rụng trứng: Nếu khó mang thai, bác sĩ có thể tiêm thuốc kích rụng trứng vào buồng trứng của mẹ. Điều này không chỉ làm tăng khả năng mang thai mà còn tăng khả năng mang bầu đa thai.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm: Việc thụ tinh bên ngoài và sau đó đưa vào tử cung thường khó kiểm soát được việc có một hoặc hai hay nhiều phôi phát triển kèm. Điều này cũng làm tăng tỷ lệ đa thai ở mẹ.
  • Phụ nữ trên 30 tuổi: Ở lứa tuổi này cơ thể phụ nữ tiết ra nhiều hormone kích thích buồng trứng hơn, góp phần làm tăng khả năng nhiều trứng rụng cùng một lúc.
  • Chiều cao của người mẹ: Những phụ nữ có chiều cao cao hơn mức trung bình thường chứa loại hormone có tính chất tăng trưởng giống insulin, hoặc IGF khiến nhiều trứng rụng cùng lúc – yếu tố dẫn đến mang bầu đa thai. Tuy nhiên, vấn đề này hiện vẫn đang được nghiên cứu thêm.
  • Uống nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa: Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ uống nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa có tỉ lệ mang bầu đa thai cao hơn bình thường. Lý giải về điều này các nhà khoa học cho rằng, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiều IGF hơn khi uống sữa, tăng số lượng trứng rụng trong tháng nhiều hơn.

5. Nguy hiểm khi mang bầu đa thai

  • Sinh non: Đây là biến chứng thường gặp nhất với những trường hợp mang bầu đa thai. Em bé “đủ tháng” sẽ chào đời vào khoảng tuần thứ 39 hoặc 40 trong khi những mẹ mang bầu đa thai có khả năng sinh non (thường là trước tuần 32) cao gấp 6 lần. Trẻ sinh non có nhiều khả năng bị các vấn đề sức khỏe như mất thính giác, các vấn đề về thị lực và có thể bị tổn thương não.
  • Tiền sản giật: Mang bầu đa thai dễ gây ra huyết áp cao và nhiều vấn đề khác. Thai phụ trong trường hợp này dễ bị nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, gặp rắc rối về thị lực. Điều này có thể nguy hiểm cho người mẹ và trẻ sơ sinh.

Mang bầu đa thai có nhiều vấn đề sức khỏe do đó cần có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ sản khoa để có thể xử lý kịp thời các “sự cố” trong thai kỳ.

Theo WebMD

BÌNH LUẬN

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!