Hãy chắc chắn rằng nạn nhân bị nghẹt thở. Điều quan trọng là phải phân biệt được giữa tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn và hoàn toàn.
1. Tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn
Nạn nhân tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn có các dấu hiệu sau:
- Có thể nói, khóc, và trả lời.
- Thở khò khè, khó nhọc, hoặc thở hổn hển, có một chút khí được thở ra đường miệng.
- Ho được, hoặc phát ra tiếng “gáy”.
- Rất kích động hoặc lo lắng, da trở nên nhạt màu hoặc chuyển sang màu xanh.
Trong trường hợp này, không được vỗ lưng nạn nhân, thay vào đó hãy khuyến khích nạn nhân ho để tự loại bỏ đường thở, đồng thời trấn an, theo dõi sát tình trạng nạn nhân và gọi xe cứu thương nếu tắc nghẽn đường thở không giảm, hoặc nếu nghe thấy tiếng thở khò khè, thở ồn ào.

2. Tắc nghẽn đường thở hoàn toàn
Nếu nạn nhân thực sự nghẹt thở (tắc nghẽn đường thở hoàn toàn) thì sẽ có một trong các dấu hiệu sau:
- Cả hai tay nắm chặt vào cổ họng.
- Không thể nói chuyện được, thở khò khè hay ồn ào.
- Thở khó khăn, thay đổi màu sắc da: môi và móng tay chuyển màu xanh.
- Cuối cùng là bất tỉnh.
Nếu nạn nhân còn tỉnh, truyền đạt ý định tiến hành sơ cứu của bạn cho nạn nhân. Đó là cách tốt nhất để đảm bảo rằng nạn nhân biết được bạn có kế hoạch làm gì. Đừng mất thời gian gọi dịch vụ cấp cứu y tế nếu bạn là người duy nhất có thể giúp nạn nhân bị nghẹt thở. Hãy tiến hành các bước sơ cứu sau:
- Dùng phần cuối của bàn tay (gót bàn tay) vỗ mạnh vào giữa hai bả vai 5 lần. Cần đảm bảo việc vỗ lưng đủ mạnh và mỗi lần vỗ lưng được tách biệt. Cố gắng đánh bật dị vật ra với mỗi lần vỗ lưng.
- Tiến hành 5 lần đẩy bụng (còn gọi là nghiệm pháp Heimlich): Đứng phía sau nạn nhân, dùng 2 tay ôm xung quanh eo dưới khung xương sườn nạn nhân. Dùng mặt dưới của nắm tay đặt lên ngay phía trên rốn, nắm tay được bọc trong bàn tay bên kia. Tiến hành đẩy bụng riêng rẽ và dứt khoát theo hướng vào trong và lên trên. Tiếp tục cho tới khi dị vật gây tắc nghẽn bật ra, kiểm tra sau mỗi lần đẩy bụng. Dừng lại nếu nạn nhân bị bất tỉnh.
Nếu tình trạng tắc nghẽn đường thở chưa cải thiện thì tiếp tục luân phiên 5 lần vỗ lưng và 5 lần đẩy bụng cho tới khi dị vật được đánh bật ra.
Nạn nhân cũng có thể tự sơ cứu bằng cách: Cúi xuống một chiếc ghế, bàn, bàn quầy, hoặc vật cứng khác; Đẩy nắm tay vào trong và lên trên như mô tả ở trên; Lặp lại cho tới khi dị vật được đánh bật ra ngoài.
Theo Diễn đàn Bác sĩ nội trú
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!