1. Sức khỏe – Điều đầu tiên cần chuẩn bị trước khi mang thai
- Ngừng thuốc tránh thai
Nếu có ý định mang thai, bạn cần ngưng uống thuốc tránh thai ngay lập tức. Bởi khi sử dụng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể khác so với ban đầu. Việc ngưng sử dụng thuốc sẽ đưa cơ thể dần trở về trạng thái ban đầu, chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại.
- Khám sức khỏe tổng quát
Bên cạnh dừng thuốc tránh thai, khám sức khỏe tổng quát là điều quan trọng bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn trước khi mang thai nhằm giúp bạn có một sức khỏe thai kỳ khỏe mạnh đồng thời tránh tối đa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Cụ thể:
Về tình trạng bệnh lý: Nếu bạn đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (giang mai, sùi mào gà...), đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, tăng huyết áp, viêm khớp, rối loại ăn uống... cần phải điều trị chúng.
Thay đổi lối sống và thói quen: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang hút thuốc, uống rượu bia, hút thuốc lá thụ động, căng thẳng, môi trường sống hoặc nơi làm việc ô nhiễm.
Dùng thuốc: Một số thuốc có thể gây dị tật thai nhi. Nó có thể là thuốc được kê toa hay không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược… Nếu bạn nhất định phải dùng một loại thuốc nào đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Chích ngừa
Để giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh và bé tránh được một số bệnh nguy hiểm, chích ngừa (đúng mũi, đúng thời điểm và liều lượng) cũng được ghi vào danh sách những điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai. Dưới đây là một số mũi vắc xin được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai bạn nên tham khảo.
Loại vắc xin |
Số liều vắc xin |
Thời điểm tiêm |
Lưu ý |
Viêm gan B |
3 |
- Tiêm mũi 1 trước khi có thai 7 tháng - Mũi 2 cách mũi 1: 1 tháng - Mũi 3 cách mũi 1: 6 tháng |
Cần xét nghiệm trước khi tiêm. |
Thủy đậu |
1-2 |
Trước khi có thai 3 tháng |
Không được tiêm nếu biết mình có thai |
Sởi – quai bị – rubella |
1 |
Trước khi có thai 3 tháng |
Không được tiêm nếu biết mình có thai |
Cúm |
1 |
Trước khi có thai 1 tháng |
- Bổ sung dưỡng chất
- Cung cấp đủ 400mg axit folic mỗi ngày: Việc thiết kế khẩu phần ăn đáp ứng đủ lượng axit folic trên cũng là việc quan trọng cần chuẩn bị trước khi mang thai. Nếu một phụ nữ có đủ axit folic trong cơ thể ít nhất 1 tháng trước và trong quá trình mang thai, có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não và cột sống cho trẻ.
- Ngưng uống rượu, hút thuốc lá chủ động và thụ động: Hút thuốc, uống rượu và sử dụng chất gây nghiện có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình mang thai cho mẹ và em bé như sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong sau sinh.
- Tránh các chất độc hại và môi trường ô nhiễm ở nhà và nơi làm việc như hóa chất tổng hợp, kim loại, phân bón, chất diệt côn trùng, phân chó mèo hoặc động vật gặm nhấm. Phơi nhiễm có thể dù một lượng nhỏ có thể dẫn tới bệnh và dị tật sau này.
- Duy trì cân nặng trung bình: Người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao hơn mắc các tình trạng nghiêm trọng như biến chứng trong thời kỳ mang thai, bệnh tim, đái tháo đường type 2 và một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, vú và đại tràng). Để đạt được và duy trì cân nặng trung bình không chỉ là thay đổi chế độ ăn uống mà còn về lối sống và hoạt động thể chất thường xuyên.
2. Tâm lý – Điều thứ 2 cần chuẩn bị trước khi mang thai
Ngoài sức khỏe, chuẩn bị trước khi mang thai về mặt tâm lý cũng rất quan trọng. Sức khỏe tâm thần được định nghĩa là cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động khi đối mặt với mọi vấn đề trong cuộc sống. Ở đây, việc mang thai sẽ là một bước ngoặt lớn với bạn và người chồng. Khi mang thai, bạn và chồng có thể đối diện với rất nhiều vấn đề, trở nên bận rộn hơn, không còn nhiều thời gian dành cho bản thân, phải có “trách nhiệm” với em bé… Do đó, nếu vẫn còn cảm thấy lo lắng hãy tâm sự với người thân, bạn bè để giải tỏa. Hoặc bạn cũng có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý.
3. Tài chính – Điều thứ 3 cần chuẩn bị trước khi mang thai
Tùy thuộc vào điều kiện của bạn, bạn có thể lựa chọn các dịch vụ khác nhau để chăm sóc thai kỳ của bạn. Hãy tìm hiểu rõ về các chi phí về các khoản bạn phải trả trong suốt thai kỳ cũng như khoản chi phí dự trù ít nhất 1 năm đầu trước khi sinh bé, gồm:
- Chi phí khám thai
- Chi phí xét nghiệm: gồm xét nghiệm máu và siêu âm
- Chi phí ở trong bệnh viện và phương pháp điều trị đặc biệt có thể gặp phải.
- Chi phí nuôi dạy bé trong năm đầu đời
4. Người hỗ trợ - Điều thứ 4 cần chuẩn bị trước khi mang thai
Tốt nhất vẫn là những người thân thiết với bạn như chồng, mẹ ruột,... Tuy nhiên, nếu bạn không thể có được sự hỗ trợ từ họ hãy tìm người giúp việc hay một dịch vụ dành cho phụ nữ để chia sẻ công việc với bạn.
Trở thành bố mẹ là một bước ngoặt lớn đối với mỗi người. Đi kèm đó là những băn khoăn, lo lắng về trách nhiệm mới của mình. Theo đó, việc chuẩn bị trước khi mang thai (càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt) sẽ giúp bạn tự tin hơn với thiên chức mới của mình.
Theo CDC - Thewomens
SV Y5 Nguyễn Thị Anh Thư
Khoa Y – Trường Đại học Quốc gia TP.HCM
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!