Làm sao xác định trẻ có bị thừa cân hay không?
Với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy con mình “hơi tròn” hơn so với bạn bè. Thân hình của con sẽ thay đổi khi lớn lên, khi chiều cao phát triển vượt trội hơn so với cân nặng, cơ thể trẻ sẽ dần cân đối hơn. Chỉ cần bố mẹ chú ý cho con ăn uống hợp lý, vận động đầy đủ thì không có vấn gì đáng ngại.
Tuy nhiên, nếu thân hình con vẫn tiếp tục “tròn”, cân nặng của trẻ phát triển nhanh hơn chiều cao vào giai đoạn trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo và lớn hơn thì hơn 90% trẻ đã rơi vào trường hợp thừa cân, có nguy cơ bị béo phì không nhỏ.
Ba mẹ có thể dễ dàng xem xét tỷ số cân nặng và chiều cao của bé có hợp lý không qua chỉ số BMI. Khác với BMI người lớn được cố định, BMI của trẻ có thay đổi theo các độ tuổi từ 2 đến 20 tuổi. Công thức tính BMI cho bé:
- BMI ở đường màu xanh số 0: mức trung bình
- BMI ở khoảng phía trên đường số 3 màu đen: béo phì
- BMI ở giữa đường số 3 màu đen và đường số 2 màu đỏ: thừa cân/tiền béo phì
- BMI ở giữa đường số 2 màu đỏ và đường số 1 màu cam: nguy cơ thừ cân cao
- BMI ở giữa đường số 1 màu cam và đường số -1 màu cam: cân nặng bình thường
- BMI nằm dưới đường -1 màu cam: suy dinh dưỡng
Cần làm gì khi con thừa cân?
Các chế độ ăn kiêng cho trẻ bị thừa cân chỉ cần thiết trong trường hợp bắt buộc từ bác sĩ. Việc ăn uống hạn chế, thay đổi đột ngột có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng xấu đến việc tăng trưởng và phát triển. Tốt hơn hết bố mẹ nên cho con một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, ít chất béo, hạn chế đồ ngọt… sẽ tốt hơn.
Điều quan trọng cần nhớ là ngay chính bố mẹ, người thân trong gia đình trẻ cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để trẻ bắt chước và điều chỉnh theo. Như thế việc giúp con hết thừa cân mới có hiệu quả nhanh chóng.
Các thói quen ăn uống không tốt khiến trẻ dễ thừa cân:
- Ăn vặt thiếu kiểm soát. Thay vì cho con ăn bánh kẹo khi trẻ đói thì thay vào đó nên là trái cây tươi, sữa chua, trứng luộc…
- Vừa ăn vừa coi TV. Coi TV, chơi game khiến con ăn không tập trung để nhận ra mình đã no, khiến trẻ dễ ăn nhiều hơn cần thiết.
- Uống nhiều nước ngọt, nước trái cây đóng chai. Những loại thức uống này chỉ thích hợp vào những bữa tiệc, dịp đặc biệt chứ không nên là đồ uống hàng ngày thay nước lọc.
- Thường xuyên ăn thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh là nguyên nhân khiến con thừa cân rất nhanh. Khi con cần ăn ngoài, nếu được mẹ nên chuẩn bị sẵn đồ ăn tại nhà cho con mang theo.
- Coi TV, máy tính, chơi game nhiều. Việc này lấy đi rất nhiều thời gian vận động của trẻ, khiến trẻ không tiêu hao được các loại thực phẩm "rác" giàu chất calorie, chất dinh dưỡng kém.
- Ăn quá nhiều trong bữa ăn. Hãy tập cho trẻ thói quen nhận biết cơ thể đủ no để tránh việc ăn quá nhiều thành thói quen khó bỏ.
Ngoài ra bố mẹ không nên tỏ thái độ bực mình, chê trách cân nặng của trẻ. Việc này sẽ gây tổn thương tâm lý, khiến trẻ dễ tức giận và ngày càng không nghe lời. Ngược lại trẻ rất cần những lời khen, động viên từ người lớn trong quá trình rèn luyện, thay đổi. Và đừng quên làm gương cho trẻ, việc này có ý nghĩa hơn rất nhiều những lời dặn dò lý thuyết hay ép buộc trẻ.
Làm gì để con chịu vận động?
Cách tốt nhất là bố mẹ cùng vận động với con. Đi bộ, đạp xe thay vì đi xe máy, chơi thể thao (bơi lội, cầu lông, khiêu vũ…), leo cầu thang thay cho thang máy; tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời vào cuối tuần… Cứ như thế dành ra từ 30-60 phút mỗi ngày trong vòng 1-2 tháng, cân nặng của trẻ sẽ có thay đổi tích cực.
Nếu sau tất cả trẻ vẫn thừa cân?
Nếu thân hình của trẻ vẫn “to tròn” hơn bình thường thì bố mẹ hãy cố gắng chỉ ra cho con thấy tất cả những gì con rèn luyện vừa qua đếu rất lành mạnh. Do đó ngay cả khi trẻ có cân nặng nhiều hơn so với thân hình cân đối thì trẻ vẫn sẽ khỏe mạnh và năng động như mọi người.
Theo Baby Center và Tổng hợp
BÌNH LUẬN
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để được tham gia bình luận!