Trắc nghiệm - Bạn đã biết cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm?
Biết được những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc và có cách phòng ngừa tốt hơn cho bản thân và gia đình.
Câu 1: Vi rút viêm gan B có thể tồn tại trong thức ăn nấu chín hoặc đông lạnh?
1/5
Vi rút viêm gan B có thể tồn tại trong thức ăn nấu chín hoặc đông lạnh?
Thực phẩm đông lạnh không thể "tiêu diệt" vi rút viêm gan B, trừ khi thức ăn được nấu chín ở nhiệt độ trên 85 độ C trong ít nhất 2 phút. Các vi khuẩn hay gây ngộ độc thực phẩm như Salmonella, E. coli và Listeria có thể tồn tại ở nhiệt độ đóng băng.
Câu 2: Bạn nên thực hiện chế độ ăn nhạt trong bao lâu sau khi bị ngộ độc thực phẩm?
2/5
Bạn nên thực hiện chế độ ăn nhạt trong bao lâu sau khi bị ngộ độc thực phẩm?
Những người đang bị ngộ độc thực phẩm thường được khuyên nên ăn các món nhạt như bánh quy giòn, gạo hoặc bánh mì nướng trong 48 đến 72 giờ. Tuy nhiên, nếu cảm thấy sức khỏe đã hồi phục có thể ăn uống bình thường. Nhưng nếu không chắc về tình trạng của mình, nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ
Câu 3: Có nên rửa trái cây trước khi ăn?
3/5
Có nên rửa trái cây trước khi ăn?
Nên rửa kỹ thật kỹ trái cây để giúp loại bỏ bớt vi sinh vật có thể gây bệnh và dư lượng hóa chất/thuốc trừ sâu.
Câu 4: Có nên sử dụng khi phô mai mềm xuất hiện lớp nấm mốc bên ngoài?
4/5
Có nên sử dụng khi phô mai mềm xuất hiện lớp nấm mốc bên ngoài?
Nấm mốc là "môi trường" thuận lợi để vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Có thể kể đến các vi khuẩn có hại như Listeria, E. coli và Salmonella. Do đó, không nên sử dụng phô mai nếu đã có dấu hiệu nấm mốc, thậm chí đã cắt bỏ phần phô mai bị… hư.
Câu 5: Thời gian bảo quản cơm đã nấu chín trong tủ lạnh bao lâu là tốt nhất?
5/5
Thời gian bảo quản cơm đã nấu chín trong tủ lạnh bao lâu là tốt nhất?
Nếu không được bảo quản đúng cách, cơm chín có thể gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus. Các bào tử của Bacillus cereus nằm im trong ngũ cốc như gạo và phát triển khi gạo được cho thêm nước và nấu chín. Khi hâm nóng, cơm có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng không thể loại bỏ độc tố. Do đó, nếu không ăn hết cơm ngay sau khi nấu, hãy để cơm vào hộp kín và cho vào tủ lạnh giữ tối đa 3 ngày. Lưu ý: Sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh, cơm chỉ để được trong 4 giờ.